Gỗ công nghiệp là một trong những vật liệu được ưa chuộng trong nội thất ngày nay. Thay vì bỏ ra một số tiền quá lớn để trang trí nhà cửa bằng gỗ tự nhiên, thì người ta lại chọn các loại gỗ công nghiệp vừa hợp túi tiền vừa dễ thi công và cũng dễ vệ sinh để làm đẹp không gian ngôi nhà của mình.
Thị trường nội thất có khá nhiều loại gỗ công nghiệp tuy nhiên Home Office sẽ giới thiệu cho bạn 6 loại gỗ công nghiệp phổ biến được lựa chọn nhiều nhất bởi tính năng của chúng. Song song đó là cách bảo quản cũng như vệ sinh các loại các gỗ công nghiệp này để kéo dài tuổi thọ của gỗ.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Gỗ công nghiệp là gì?
2.Công năng của các loại ván gỗ công nghiệp
3. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
3.1. Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard
3.2 Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard
3.3. Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard
3.4. Gỗ Plywood
3.5. Gỗ ghép thanh
3.6. Ván gỗ nhựa
4. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng
4.1. Bề mặt gỗ Melamine
4.2. Bề mặt Laminate
4.3. Bề mặt Acrylic
4.4. Bề mặt Veneer
5.Vệ sinh đồ nội thất làm từ các loại gỗ công nghiệp
Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để chỉ những loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ. Loại gỗ này phổ biến trong nội thất, bền và đẹp như gỗ tự nhiên.
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood - Based Panel. Loại gỗ này đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, tận dụng, tái sinh của thân cây. Hiện nay các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần cơ bản là cốt gỗ công nghiệp lớp bề mặt.
Theo công năng sử dụng các loại gỗ công nghiệp còn được phân loại theo các mặt hàng khác nhau. Thông thường với hệ thống chung cư hay nhà dân, trường học thì ván dăm và ván MDF được sử dụng nhiều nhất. Đa phần 2 loại gỗ này được sử dụng trong đồ nội thất như giường, tủ hay kệ sách,...
Tuy nhiên nếu mục đích và yêu cầu kỹ thuật cao cũng như đặc tính cách âm, chống cháy, chống ẩm sẽ ưu tiên ván HDF. Đây là loại ván chắc chắn, chống âm thanh tốt, có khả năng kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất. Thêm nữa nếu nói về độ bền thì HDF có thể sao ngang hàng với gỗ me tây.
Hiện nay trên thị trường có 6 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến cho đồ nội thất. Vì có nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành khá hợp lý thêm vào đó tuổi thọ của những loại gỗ này cũng là một điểm cộng lớn.
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Các loại cây này thu hoạch ngắn ngày, không cần phải đợi cây to vì trong quá trình sản xuất chúng được kết hợp với nhau bằng keo. Có những loại cây chuyên được trồng để sản xuất như keo, bạch đàn hay cao su,...Người ta băm nhỏ những cây gỗ này ra thành các dăm gỗ, kết hợp với keo và ép lại tạo độ dày cho khúc gỗ. Hoàn toàn không giống như nhiều người nghĩ những tấm gỗ này được tái chế từ gỗ tạp hay phế phẩm. Bề mặt gỗ có thể hoàn thiện khi sử dụng PVC hoặc giấy in vân gỗ phủ lên sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Gỗ công nghiệp MFC có lõi màu xanh chịu được nước do trong lúc xử lý người ta trộn keo chống nước. Thường MFC sử dụng ở những khu vực ẩm ướt hay thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp. Hiện nay loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong nội thất như giường, tủ, bàn, vách ngăn,...
Sản xuất gỗ công nghiệp MDF chọn nguyên liệu và dùng công nghệ giống như MFC. Tuy nhiên, loại gỗ này được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải dăm gỗ như MFC. Do vậy chất lượng của gỗ công nghiệp MDF chất lượng hơn ván dâm.
Phổ biến nhất là gỗ công nghiệp MDF trơn, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic. Cũng có loại được phủ Melamine giả vân gỗ hay màu trắng. Giống như MFC, gỗ công nghiệp MDF cũng loại chịu được nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Lõi MDF vốn rất mịn nên có rất nhiều công dụng ví dụ như có thể phủ sơn, phủ laminate hay cao cấp nhất vẫn là phủ 1 lớp acrylic bóng loáng.
Gỗ công nghiệp HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bộ gỗ đã qua xử lý kết hợp với các chất phụ gia để tăng thêm độ cứng cho cho tấm ván gỗ, chống mối mọt, sau đó ép dưới áp suất cao, được định hình theo chiều cao cũng như độ dày theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang khâu cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình được phủ thêm lớp một lớp trên bề mặt. Lớp phủ này thường làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt chủ yếu để giữ cho lớp màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ Plywood được ép từ những miếng gỗ lạng thật mỏng, ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực của tấm ván. Gỗ Plywood có khả năng chịu lực tốt hơn gỗ MDF và MFC. Người ta thường chọn loại gỗ này đi cùng với veneer để tạo độ đẹp, giống gỗ tự nhiên nhất rồi phủ sơn PU lên bề mặt để chống trầy xước và chống ẩm
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được xử lý qua quá trình hấp sấy công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại. Nguyên liệu chính để chọn sản xuất là gỗ rừng chuyên trồng để khai thác như gỗ cao su. Chất lượng của gỗ thanh ghép không hề thua kém một loại gỗ tự nhiên nào. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương tấm gỗ đặc. Gỗ thanh ghép có giá thành rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên khoảng 20 - 30%. Dù là gỗ ghép nhưng qua quá trình xử lý theo chuẩn mực nên gỗ không hề bị cong , vênh hay mối mọt . Là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất đồ gỗ, trang trí nội thất.
Đây là vật liệu mới trong ngành nội thất, ván gỗ nhựa có tên kỹ thuật là WPC. Là loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa. Ngoài 2 nguyên liệu chính này ván gỗ ép còn có chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Một lợi thế của ván gỗ nhựa là dễ uốn nắn hơn các loại gỗ khác, cố định để tạo thành các đường cong lớn. Nhờ vào 2 nguyên liệu chính nên loại gỗ này có khả năng hữu dụng cao trong thi công. Tính chất gỗ trong ván có thể gia công bằng các công cụ truyền thống, đồng thời tính chất nhựa có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt và mục nát. Mặc dù độ cứng và chắc không thua kém gỗ tự nhiên nhưng ván nhựa có thể bị biến dạng trong môi trường cực nóng.
Ưu điểm chính của ván gỗ nhựa chính là có thể thay thế gỗ tự nhiên, đặc biệt là ngoại thất ở ngoài trời, thi công với nhiều màu sắc khác nhau cũng như có nhiều vân gỗ tự nhiên, vân đá trên bề mặt gỗ được ép vào. Với khả năng chống ẩm mốc tuyệt đối chắc chắn gỗ ván nhựa sẽ không làm bạn thất vọng khi chọn làm nội thất trong nhà bếp hay trong kho. Dù vậy giá thành của loại gỗ này cao hơn gỗ MFC và MDF nên vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Để gỗ công nghiệp đẹp và bền người ta chọn cách ép lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn phủ. Hiện nay có 4 loại bề mặt được ưa chuộng là Melamine, Laminate, Acrylic và Veneer.
Làm từ nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng chỉ từ 0,1 - 0,4mm, được phủ lên cốt gỗ, thường là cốt gỗ ván MFC và MDF. Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ này có độ dày thông thường là 18mm và 25mm.
Tương tự như bề mặt Melamine, Laminate cũng là bề mặt làm từ nhựa tổng hợp nhưng dày hơn nhiều.Có thể phân biệt bề mặt của 2 loại này qua độ dày, bề mặt Laminate dày từ 0,5 đến 1mm. Thông thường người ta dùng độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm để tạo độ chắc chắn trong nội thất.Laminate có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming để tạo thành những đường cong duyên dáng mềm mại. Bề mặt Laminate là chất liệu nổi bật dùng trong nội thất và được dùng trong sản xuất nhiều dòng sản phẩm như bàn làm việc, vách ngăn, tủ đồ, kệ sách,....
Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó.
Với những người ưa chuộng vẻ ngoài bóng loáng, lấp lánh thì Mica là lựa chọn tuyệt vời bởi vẻ sáng bóng là đặc trưng đầu tiên của loại bề mặt này. Màu sắc phong phú là điểm cộng tiếp theo của Acrylic với 36 màu từ màu trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng. Đặc biệt chiều dài có thể lên 2,8m thích hợp với bất kỳ sản phẩm nội thất nào. Không những thế, do được sản xuất dưới dạng đùn nhựa ra thành tấm nên Acrylic có tính dẻo dai, ổn định về màu sắc, không bay màu.
Acrylic được biết đến là vật liệu có độ bền bỉ chạy đua với thời gian, độ bóng sáng của Mica là một điểm nhấn mạnh mẽ nhất của bề mặt này. Các vật liệu được tạo ra từ hỗn hợp Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao, cùng sự xuyên thấu (như những tấm kính, nhưng nhẹ hơn nhiều) và khả năng chống tia cực tím. Người dùng có thể đánh bay những vết trầy xước mạnh bằng lơ đánh bóng dù vết xước có cứng đầu đến mấy. Đặc tính nổi trội này của Acrylic là tiêu chí để phân biệt với những loại bề mặt khác, cũng là lý do để người ta tin dùng chúng.
Bởi tính bền, nhẹ và dễ gia công mà như điều tự nhiên Acrylic được giới kiến trúc chọn làm ưa chuộng. Họ có thể dễ dàng tạo nên những thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt, nên nó trở thành vật liệu phổ biến trong trang trí nội thất, từ đơn giản như những tấm trang trí phòng, hay kệ để tivi, đến phức tạp có yêu cầu độ khó cao như tủ bếp, tủ quần áo, bàn làm việc…
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dày từ 0.3mm đến 0.6mm. Độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Dùng một lớp ván MDF, ván ép, hoặc okal dày 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
Ưu điểm của bề mặt Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và cũng có thể tạo những đường cong theo thiết kế. Lưu ý khi chọn những sản phẩm nội thất văn phòng hay nội thất văn phòng làm từ gỗ Veneer cần chọn được loại gỗ có cốt gỗ dán phủ, vì cốt gỗ khi gặp nước sẽ không bị "nở" ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.
Vệ sinh ngay khi lắp đặt: dùng chổi, máy hút bụi hoặc khăn xô thấm nước để lau đi lớp bụi vừa thi công xong. Lưu ý không nên dùng nước có chất tẩy mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của gỗ.
Vệ sinh trong quá trình sử dụng: sàn gỗ công nghiệp có sẵn độ bóng và nên việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn. Nếu để cà phê, rượu, sữa rơi xuống sàn nhà thì phải nhanh chóng lau chùi, để lâu sẽ tạo nên vết ố cho bề mặt gỗ. Dùng cồn hoặc nước lau nhà và khăn xô nhẹ nhàng lau đi trong trường hợp đặc biệt khó tẩy, lau. Chú ý không dùng vật nhọn, cứng để cạo mặt gỗ, gỗ công nghiệp có độ bóng sẵn không cần dùng loại sơn bóng nào sơn lên bề mặt gỗ nữa.
Chưa có bình luận nào.