Keo Lá Tràm là cây gì? Chất Lượng Gỗ Tràm Bông Vàng Có Tốt Không?

25/09/2019
bởi Home Office
Cây Keo Lá Tràm là gì? Chất Lượng Gỗ Tràm Bông Vàng Có Tốt Không?

Với nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các nhà máy chế biến gỗ đang tất bật tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ giá rẻ, chất lượng, có khả năng tái sinh nhanh như gỗ tràm bông vàng. Thời gian chỉ tốn từ 5 - 7 năm là đã có thể thu hoạch được. Liệu chất lượng của gỗ chàm bông vàng có đáp ứng được các tiêu chí trong nội thất hay không?

Cây tràm bông vàng đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng đầu thế kỷ 20, chúng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam, đặc biệt là khu vực vùng Đông Nam Bộ, như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Những năm trước đây, cây tràm bông vàng được trồng với mục đích chủ yếu là phủ xanh đồi trọc, đất ven kênh mương hoặc đường nông để lấy bóng mát mà không mấy ai ngờ tới khả năng lấy gỗ của chúng.

Gần đây, có rất nhiều hộ gia đình đã cải thiện đời sống kinh tế nhờ vào trồng tràm bông vàng để khai thác gỗ. Nhờ vào sự phát triển của xã hội, nhu cầu về gỗ tự nhiên tăng cao. Bên cạnh đó, công nghệ máy móc hiện đại cũng được nhập về giúp cho con người có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ này. Gỗ từ cây tràm bông vàng cũng dần trở thành nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho các nhà máy chế biến gỗ.

Không chỉ dùng để chế biến đồ nội thất sang trọng, tràm bông vàng còn được chế biến thành các sản phẩm đơn giản như kệ bánh mì, kệ giắt dao, muỗng gỗ, khay chứa thức ăn, hộp đựng văn phòng phẩm, xe dọn thức ăn ở nhà hàng, khách sạn…


Xem thêm:


NỘI DUNG CHÍNH

1. Tràm bông vàng là cây gì? Có cùng loài với cây tràm hay không?
2. Đặc điểm cây gỗ tràm bông vàng
3. Có mấy loại gỗ tràm bông vàng?
4. Chất lượng gỗ tràm bông vàng có tốt không?
4.1. Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy?
4.2. Độ bền của gỗ tràm bông vàng
4.3. Đặc tính kỹ thuật của gỗ tràm bông vàng
4.4. Kết luận về gỗ tràm bông vàng


1. Tràm bông vàng là cây gì? Có cùng loài với cây tràm hay không?

Mặc dù, với cái tên gọi là cây tràm bông vàng nhưng thực chất loài cây này không thuộc chi Tràm (danh pháp khoa học: Melaleuca) mà nhiều bài viết nói tới. Cũng khá dễ hiểu, bởi tên gọi thông thường "tràm", cùng với hình dáng bán nguyệt của lá cây trông rất giống với lá của các loài cây tràm.

Theo Wikipedia, cây tràm bông vàng có tên gọi khác là keo lá tràm là loài cây thuộc chi Keo (danh pháp khoa học: Acacia), thuộc về phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được Linnaeus miêu tả năm 1773 tại châu Phi. Cùng với loài keo tai tượng, tràm bông vàng nằm  trong danh sách các loài cây keo.

tràm bông vàng

Tràm bông vàng là cây thân gỗ, trường xanh, có đường kính lớn thuộc chi Keo

Còn loài cây tràm (Melaleuca sp) là loài cây trồng rừng chủ lực trên vùng đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nó còn được biết đến với tên gọi “tràm cừ” bởi gỗ tràm cho đến nay chủ yếu vẫn được sử dụng làm cừ (cọc gỗ để gia cố nền móng, kè chắn các bờ đất ven sông, hồ v.v.). Thân cây tràm có kích cỡ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao từ 10 – 15m ( đôi khi tới 20 – 25m ) và có thể đạt 50 – 60m.

cây tràm

Cây tràm gió thuộc chi Tràm Myrtaceae

Các nghiên cứu về gỗ tràm cho thấy các đặc điểm về cấu tạo và tính chất vật lí, cơ học của gỗ tràm tương đương các loại gỗ keo lá tràm và gỗ bạch đàn. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của cây tràm (Melaleuca sp) là đường kính khúc gỗ quá bé, độ co rút của gỗ tràm cao hơn so với các loại gỗ khác, dẫn đến tỉ lệ thành khí, tỉ lệ sử dụng của gỗ xẻ rất thấp, nên tính hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu tạo dăm gỗ cung cấp cho sản xuất ván dăm, ván MDF, viên nhiên liệu sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ gỗ tràm ở mức cao.

2. Đặc điểm cây gỗ tràm bông vàng

Tràm bông vàng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Loài cây này phân cành thấp, tán rộng. Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây thực chất chỉ là lá giả, do lá thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp cũng là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1. Nếu bạn quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả) có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu. Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa.

đặc điểm của cây tràm bông vàng acacia

Tràm bông vàng là thực vật quen sống ở nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên chịu rét lại kém. Nhiệt độ trung bình cho cây phát triển là 24 độ bách phân với lượng mưa 2.000 - 5.000 mmm hàng năm. Thuộc nhóm cây gỗ chất lượng tốt, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.

Hiện nay, diện tích gỗ keo lá tràm đến thời kỳ khai thác trong nước nhiều hơn gỗ cao su. Và lợi thế của trồng gỗ keo lá tràm là thời gian trồng ngắn, sau khoảng 6, 7 năm là có thể khai thác nên vòng quay đầu tư cũng nhanh hơn. Diện tích trồng cao su hiện nay khoảng 700 - 800 ngàn hecta. Nếu đúng vòng quay của nó phải đợi đến hơn 20 năm, khi đã khai thác hết mủ mới chặt. Gỗ keo lá tràm thì khác, rừng trồng keo hiện nay khoảng hơn 3 triệu hecta, mà như đã nói, vòng quay cũng ngắn hơn nên lượng gỗ cung cấp cho thị trường là lớn hơn rất nhiều.

3. Có mấy loại gỗ tràm bông vàng?

Tại Việt Nam, các loài cây keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy, cải tạo vườn rừng, loại keo này được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa do nó có mùi thơm rất mạnh.

Gỗ tràm bông vàng

4. Chất lượng gỗ tràm bông vàng có tốt không?

4.1. Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy?

Dựa trên ban hành bảng phân loại các loại gỗ, quyết định 2198/CNR của chính phủ, thì gỗ keo lá tràm thuộc vào nhóm VI. Đây là nhóm gỗ nhẹ, rất dễ chế biến và sử dụng, thường được sử dụng là đồ nội thất cơ bản trong gia đình. Những sản phẩm được làm từ gỗ keo lá tràm chất lượng rất ổn định. 

4.2. Độ bền của gỗ tràm bông vàng

Gỗ keo lá tràm có các đặc tính kỹ thuật như độ bền cơ học dẻo dai, thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, có độ cong vênh thấp hơn so với một số loại gỗ tạp khác. Được trồng và sản xuất một cách đại trà nên khi nhắm tới một sản phẩm nào đó sử dụng gỗ keo sẽ được các sản phẩm đồng bộ nhất.

Độ bền gỗ tràm bông vàng

Một số gỗ keo lá tràm được trồng và khai thác từ 13 năm tuổi trở lên, thân gỗ có đường kính trên 18cm, khi đó gỗ có màu sắc vàng sáng, ít khuyết tật, có độ cứng chắc, tỷ trong lớn hơn 650kg/m3, tỷ lệ co rút thấp, ít biến dạng trong quá trình gia công chế biến.

Gỗ tràm bông vàng được cắt xẻ thanh nhỏ

4.3. Đặc tính kỹ thuật của gỗ tràm bông vàng

  • Phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam: Sàn gỗ tự nhiên cho cảm giác mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm cúng, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không dùng giường. Đặc biệt với khả năng điều hòa không khí thì sàn gỗ tự nhiên sẽ khiến cho con người thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
  • Độ dày: Với độ dày cơ bản là 15 và 18 mm nên sàn gỗ chịu lực tốt hơn sàn gỗ công nghiệp (sàn gỗ kỹ thuật).
  • Tuổi thọ: Với chất liệu gỗ tốt và độ bền cao, sàn gỗ tự nhiên có thể sử dụng lâu hơn sàn gỗ công nghiệp từ 50 đến 70 năm.
  • Bề mặt: Lớp bề mặt của sàn gỗ tự nhiên được phủ sơn UV giúp cho bề mặt sàn luôn sáng, đẹp và giữ được màu sắc tự nhiên hài hòa của gỗ. Không chỉ vậy, lớp UV này còn làm tăng khả năng chống ẩm, chống mối mọt, chống cháy, chống thấm nước và hạn chế trầy xước tốt.
  • Kháng nước: Chịu ẩm, chịu nước tốt hơn nên bạn có thể lau ẩm thoải mái.
  • Màu sắc: Trang nhã và tự nhiên mang tính thẩm mỹ cao. Sàn gỗ tự nhiên được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên nguyên chất nên sẽ giữ được các vân gỗ tự nhiên vốn có, mang lại cảm giác dễ chịu như đang ở giữa không gian thiên nhiên.

4.4. Kết luận về gỗ tràm bông vàng

Gỗ tràm bông vàng đóng vai trò quan trọng là nguồn cung nguyên liệu gỗ tự nhiên chất lượng cho thị trường nội thất Việt Nam. Ngày càng có nhiều hộ gia đình trở nên khấm khá hơn từ loài cây gỗ này. Điều này cũng mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng và bảo vệ môi trường. Không những chỉ thị trường nội địa ưu chuộng sử dụng, mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang cố gắng tiếp cận nguồn nguyên liệu này của Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng gỗ tràm trong nội thất giúp mang lại sự đa dạng hóa cho ngành nội thất.

kệ dề đồ nhà bếp làm từ gỗ keo lá tràm

Kệ để đồ nhà bếp đơn giản được làm từ gỗ keo lá tràm

Gỗ tràm bông vàng có đầy đủ các tính chất vật lí và cơ học phù hợp với điều kiện sản xuất đồ nội thất gỗ tại Việt Nam.

Gỗ tràm bông vàng có đầy đủ các tính chất vật lí và cơ học phù hợp với điều kiện sản xuất đồ nội thất gỗ tại Việt Nam

Team HOMEOFFICE

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Gửi