Trong những năm gần đây, gỗ sồi đã trở thành một sự lựa chọn hàng đầu trong ngành nội thất, dần thay thế các loại gỗ truyền thống như lim hay xoan đào. Từ bàn ăn, giường ngủ, tủ quần áo cho đến sàn nhà và cầu thang, gỗ sồi hiện diện khắp nơi trong không gian sống của chúng ta. Vậy điều gì đã khiến loại gỗ này trở nên phổ biến đến vậy?
Sồi, hay còn gọi là Oak trong tiếng Anh, là một trong những loài cây gỗ quý hiếm, có tuổi thọ hàng nghìn năm. Với hơn 400 loài thuộc chi Quercus, sồi phân bố rộng khắp các vùng ôn đới như Bắc Mỹ, châu Âu, Bắc Phi và một phần châu Á. Tại Việt Nam, người ta thường biết đến sồi với các tên gọi khác như sồi phảng, sồi bộp, giẻ trắng, cồng trắng.
Một số loại cây gỗ sồi phổ biến để lấy gỗ hiện nay
Là một loài cây gỗ cứng, sồi có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều loại đất, từ đất cát, sỏi đá đến đất sét. Đặc biệt, chúng có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, như hạn hán hay băng giá. Cây sồi trưởng thành có thể cao tới 45 mét, với tán lá rộng, tạo bóng mát cho cả một khu vực rộng lớn.
Lá sồi có hình dạng đặc trưng, với các mép lá thường có răng cưa hoặc lượn sóng. Hoa sồi thường có màu xanh nhạt hoặc vàng, mọc thành chùm. Quả sồi, hay còn gọi là hạch sồi, có hình dáng tròn hoặc bầu dục, bên trong chứa hạt. Quá trình phát triển của quả sồi khá chậm, thường phải mất hơn 40 năm cây mới bắt đầu ra quả.
Gỗ sồi có chất lượng rất tốt, cứng chắc, bền bỉ, thường được sử dụng trong xây dựng, sản xuất đồ nội thất cao cấp và đóng tàu. Ngoài ra, sồi còn có giá trị về mặt sinh thái, là nơi cư trú của hàng trăm loài côn trùng và động vật khác.
Các loại sồi có lá mọc vòng, hoa kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân, quả dạng quả kiên được gọi là quả đấu, mỗi quả chứa 1 hạt (hiếm khi 2 hay 3 hạt) mất khoảng 6 – 18 tháng để chín.
Sinh trưởng ở khu vực có khí hậu lạnh nên gỗ Sồi có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Kết cấu gỗ chắc chắn, mềm, khối lượng không quá nặng, đường vân gỗ sồi tương đối đều, nhìn khá đẹp mắt.
Với màu nâu vàng ấm áp, vân gỗ đều và đẹp mắt, gỗ sồi từ lâu đã được xem như ông hoàng trong làng đồ nội thất. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, gỗ sồi còn nổi tiếng với độ cứng, độ bền vượt trội và khả năng kháng sâu mọt tuyệt vời. Nhờ cấu trúc đặc chắc và hàm lượng tanin cao, tâm gỗ sồi có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
Bền bỉ trước thời gian, gỗ sồi mang đến cho không gian sống sự sang trọng, đẳng cấp. Mặc dù giá thành có phần cao hơn so với các loại gỗ khác, nhưng giá trị thẩm mỹ và độ bền mà gỗ sồi mang lại hoàn toàn xứng đáng.
Chính vì những ưu điểm vượt trội này, gỗ sồi luôn được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn để làm nên những bộ bàn ghế, tủ kệ hay sàn nhà sang trọng và bền vững. Tuy nhiên, gỗ Sồi có dễ bị biến dạng khi đã khô do có độ co rút lớn, gây mất thẩm mỹ.
Mặc dù gỗ sồi có tuổi thọ rất cao nhưng cây vẫn có vòng đời nhất định, , tất cả các sản phẩm gỗ sồi của chúng tôi đều được nguồn gốc bền vững, thường sử dụng gỗ từ những cây tự nhiên đổ. Nhờ đặc tính bền và chịu mài mòn tốt, gỗ sồi được ứng dụng rộng rãi trong gia đình như đóng bàn ghế, tủ kệ, giường ngủ, đặc biệt là làm sàn nhà.
Ở Việt Nam, gỗ sồi được xép vào nhóm VII (theo phụ lục nhóm gỗ 8 nhóm). Mặc dù gỗ sồi được đánh giá cao về độ cứng nhưng trọng lượng của nó lại nhẹ hơn so với nhiều loại gỗ cứng khác trong các nhóm cao hơn. Gỗ sồi có thể nặng hơn một số loại gỗ khác trong nhóm VII, nhưng nó vẫn nằm trong khoảng trọng lượng trung bình của nhóm gỗ này.
Gỗ sồi sở hữu vân gỗ đẹp mắt, có trọng lượng và độ cứng vừa phải nển thích hợp làm đồ nội thất
Gỗ gồi được cắt thành tấm ván xuyên tâm
Phân loại theo vùng nhập liệu
Gỗ sồi Mỹ, được nhập khẩu trực tiếp từ những cánh rừng rộng lớn tại đất nước cờ hoa, từ lâu đã được biết đến với chất lượng vượt trội và vẻ đẹp tự nhiên. Với kết cấu gỗ cứng chắc, các vân gỗ mịn màng xếp đều và khả năng chịu lực ấn tượng, gỗ sồi Mỹ trở thành nguyên liệu lý tưởng để chế tác những món đồ nội thất cao cấp.
Đặc biệt, chất tannin có trong tâm gỗ không chỉ giúp gỗ sồi Mỹ có màu sắc vàng nhạt hoặc nâu nhạt tự nhiên mà còn có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc hiệu quả, đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm. Chính vì những ưu điểm nổi bật này, gỗ sồi Mỹ thường được các gia đình lựa chọn để làm bàn ghế, tủ quần áo, tủ sách hay giường ngủ, mang đến không gian sống vừa sang trọng, vừa ấm cúng và bền vững theo thời gian.
Gỗ sồi Nga từ lâu đã được người tiêu dùng phương Tây ưa chuộng bởi độ bền vượt trội và vẻ đẹp tự nhiên. Với kết cấu chắc chắn, nặng tay và khả năng kháng sâu mọt tốt, loại gỗ này trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất cao cấp.
Mặc dù có chất gỗ mềm hơn so với sồi Mỹ, sồi Nga lại mang đến sự linh hoạt trong gia công, dễ dàng thao tác với các loại đinh vít. Đặc biệt, màu sắc đa dạng cùng đường vân đẹp mắt của gỗ sồi Nga góp phần tạo nên những sản phẩm nội thất độc đáo, sang trọng.
Phân loại theo chủng loại
Gỗ sồi đỏ, với trọng lượng trung bình 753 kg/m³ và độ cứng Janka ấn tượng 6583N, là một loại gỗ cứng, nặng và chắc chắn. Dát gỗ có màu từ trắng đến nâu nhạt, trong khi tâm gỗ lại mang sắc hồng đặc trưng. Nhờ những đặc tính này, gỗ sồi đỏ thường được sử dụng để tạo ra những sản phẩm nội thất bền bỉ và sang trọng.
So với người anh em gỗ sồi trắng, gỗ sồi đỏ có trọng lượng nhẹ hơn một chút và vân gỗ thường thưa hơn. Tuy nhiên, điểm mạnh của loại gỗ này lại nằm ở khả năng chịu lực nén cao và độ bám dính tốt, rất phù hợp để đóng đinh hoặc vít. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện không bị nứt hoặc biến dạng, người thợ cần phải tỉ mỉ và cẩn thận trong quá trình chế biến.
Một điểm cộng nữa của gỗ sồi đỏ là khả năng bắt sơn và đánh bóng cực tốt, giúp tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, gỗ sồi đỏ xứng đáng là một trong những loại gỗ được ưa chuộng nhất trong ngành sản xuất nội thất hiện nay
Gỗ sồi trắng được đánh giá cao hơn hẳn so với người anh em sồi đỏ. Với khối lượng trung bình lên tới 769kg/m3 và độ cứng Janka đạt 6049 N, gỗ sồi trắng thể hiện sức mạnh và độ bền vượt trội. Tâm gỗ của loại gỗ này thường có màu nâu nhạt đến nâu đậm, vân gỗ thẳng dài và rõ nét, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng.
Đặc biệt, hàm lượng tannin cao trong gỗ sồi trắng giúp loại gỗ này có khả năng kháng sâu mọt và chống thối rất tốt, thậm chí có thể chống lại cả những tác động từ môi trường khắc nghiệt. Chính vì những ưu điểm này mà gỗ sồi trắng thường được lựa chọn để đóng thuyền, làm sàn gỗ ngoài trời và các công trình kiến trúc đòi hỏi độ bền cao. Không chỉ vậy, gỗ sồi trắng còn rất dễ gia công, dễ dàng gắn keo và ít bị bám bẩn, đồng thời tỏa ra một mùi hương tự nhiên vô cùng dễ chịu.
Các loại gỗ sồi, dù có xuất xứ từ đâu, đều sở hữu những đặc tính chung vô cùng nổi bật. Từ màu sắc đến vân gỗ, mỗi loại đều mang một vẻ đẹp riêng, nhưng chất lượng thì gần như đồng nhất. Điều này có nghĩa là, cho dù bạn chọn gỗ sồi Mỹ, sồi Nga hay sồi châu Âu, bạn đều có thể yên tâm về độ bền, độ cứng và khả năng chịu lực của sản phẩm. Sự đồng đều về chất lượng này khiến gỗ sồi trở thành một trong những loại gỗ được ưa chuộng nhất trong ngành sản xuất nội thất.
Ưu điểm của gỗ sồi
Nhược điểm gỗ sồi
Gỗ sồi vốn được ưa chuộng trong ngành công nghiệp nội thất nhờ độ bền vững, vẻ đẹp lâu dài với thời gian. Các bộ phận làm bằng gỗ sồi là phần cứng cáp nhất, có thể chịu đựng mối mọt và nấm mốc qua hàng nghìn năm. Nhờ lợi thế này mà sồi được ứng dụng rộng rãi trong nhiều phong cách nội thất khác nhau.
Bảng so sánh chất lượng gỗ
Chỉ số/tên gọi | GỖ SỒI (OAK) | GỖ CAO SU | GỖ THÔNG | GỖ ME TÂY | GỖ TẦN BÌ (ASH) |
Tên khoa học | Quercus alba | Hevea brasiliensis | Araucaria cunninghamii | Albizia saman | Fraxinus nigra |
Trọng lượng | 755 kg/m3 | 595 kg/m3 | 500 kg/m3 | 600 kg/m3 | 545 kg/m3 |
Độ cứng Janka | 5,990 N | 4,280 N | 3,320 N | 4,010 N | 3,780 N |
MOR (độ giòn gỗ) | 102.3 MPa | 71.9 MPa | 85 MPa | 65.7 MPa | 86.9 MPa |
MOE (suất đàn hồi) | 12.15 GPa | 9.07 GPa | 11.77 GPa | 7.92 GPa | 11.00 GPa |
Gỗ sồi là một loại gỗ mạnh mẽ và cứng, có rất nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm đồ nội thất, sàn nhà, khung xây dựng và veneer.
Với khả năng chống lại sự oxi hóa và tính ăn mòn, nên cũng thường được các ngư dân sử dụng để đóng thuyền hoặc dùng chứa đựng thủy, hải sản.