Plywood là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng ván gỗ plywood trong đời sống

26/11/2023
bởi Home Office
Plywood là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng ván gỗ plywood trong đời sống

Trong các loại gỗ công nghiệp thì Plywood là vật liệu trước đây ít được ứng dụng trong nội thất nhất, có chỉ được dùng làm tấm lót, làm cốt pha khi xây nhà ... là do công nghệ vật liệu trước đây chưa phát triển.

Xu hướng sử dụng ván gỗ plywood đã gia tăng trong các ngành xây dựng và nội thất trong thời gian gần đây. Mặc dù vẫn được xếp vào loại "gỗ công nghiệp" nhưng ván gỗ plywood vẫn cho thấy được tính thẩm mỹ, các đặc tính ưu việt, tính linh hoạt, dễ sản xuất và những giá trị kinh tế mà nó mang lại cho đời sống.

Những vấn đề xoay quanh việc về việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất ván gỗ plywood đang nhận được nhiều sự quan tâm của các giới chức. Rất nhiều nhà sản xuất đã chú trọng đến tính bền vững và quản lý tài nguyên trong quá trình sản xuất gỗ plywood, thông qua đó biến loại ván gỗ này trở thành một loại vật liệu bền vững trong tương lai.

Theo một báo cáo của Hiệp hội Ván ép Việt Nam, sản lượng ván ép của Việt Nam trong năm 2022 đạt 15 triệu m3, tăng 10% so với năm 2021. Trong đó, ván plywood chiếm khoảng 80% tổng sản lượng ván ép. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ván gỗ plywood đang ngày càng tăng cao. Và theo một báo cáo từ Global Market Insights, dự kiến ​​thị trường gỗ plywood sẽ tăng trưởng ở mức tỷ suất hằng năm khoảng 7% từ năm 2021 đến 2027.

Ngày nay, một số nhà sản xuất gỗ plywood đã áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất bền vững. Việc sử dụng gỗ từ các nguồn tài nguyên quản lý bền vững có thể giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trườngđảm bảo sự bền vững của nguồn cung cấp gỗ.

NỘI DUNG CHÍNH

I - Gỗ Plywood là gì?

1 - Đinh nghĩa

Plywood (ván ép hay gỗ dán) thực chất không phải là một loại gỗ mà đúng ra phải gọi là tấm ván (panel), nó được hình thành từ những lớp gỗ tự nhiên xếp chồng liên tiếp lên nhau và được liên kết bằng keo dính gỗ chuyên dụng. Có thể xem plyood như là một loại vật liệu composite, có cấu tạo từ gỗ tự nhiên và đôi khi nó còn được phối hợp với một số lớp nhựa để giúp gia cố thêm khả năng chịu lực và độ dẻo dai. Dưới đây là hình mô tả cấu tạo của ván gỗ plywood căn bản.

Ván gỗ plywood là gì

Cấu tạo ván plywood vốn đã giúp nó có những đặc tính "rất gần" với gỗ tự nhiên

2 - Cấu tạo plywood

Như mô tả, cấu tạo của ván gỗ plywood được hình thành chủ yếu từ các lớp gỗ tự nhiên (layer), không phải từ gỗ dăm hay gỗ vụn như ván gỗ công nghiệp, nên đặc tính của ván gỗ plywood rất giống với các loại gỗ thịt tự nhiên (cấu tạo từ các lớp xenlulozo tự nhiên). Do đó, điểm đặc biệt của ván gỗ plywood chính là mang lại "cảm giác rất gỗ" với màu sắc tươi sáng, tinh tế và rất thân thiện.

cấu tạo của ván gỗ plywood

Cấu tạo của ván dán (ván Plywood) được chia làm ba thành phần:

  • Phần ruột (hay lõi): gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng có độ dày khoảng 1mm.
  • Phần bề mặt: là lớp gỗ tự nhiên hoặc lớp nhựa (melamain)
  • Phần keo: các loại keo thường được sử dụng cho ván dán là keo Urea Formaldehyde (UF) hoặc keo Phenol Formaldehyde (PF).

Chất liệu tạo nên phần lõi plywood có thể là một trong các loại gỗ thông dụng như gỗ thông, gỗ cao su, bạch dương, tràm, keo, bạch đàn,... Miễn là đáp ứng được tính chất của ván plywood.

Các loại phủ bề mặt ván Plywood thông dụng

  • Venner: Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ. Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

  • Laminate: Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại (có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm 

  • Melamin: Melamine thực chất bề mặt  là một lớp giấy trang trí ( Decorative Paper) được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem. 

tam-phu-melamine

Để sản xuất ván gỗ plywood, nhưng ta cho xếp chống nhiều lát gỗ tự nhiên mỏng lên nhau, sau đó ép chúng lại bằng áp lực cực lớn, kết hợp với đó là keo dán gỗ và nhiệt độ cao. Bằng cách này tạo cho các lớp gỗ tự nhiên mỏng liên kết với nhau rất chắc chắn. Việc ép này cũng giúp tạo cho ván gỗ plywood hình thành tiêu chuẩn kích thước như yêu cầu, nhờ đó giúp cho việc sản xuất trở nên tiết kiệm và thuận lợi hơn.

Và cũng chính vì vậy mà nhiều quốc gia đã tách việt riêng ván gỗ plywood khác nhóm với các loại ván gỗ công nghiệp thông dụng như MDF hay ván OKAL/ MFC, là những loại ván công nghiệp điển hình được hình thành từ dăm, sợi gỗ hoặc bột gỗ..

3 - Tính chất và quy cách ván plywood

3.1 - Tỷ trọng

Không có tỷ trọng nhất định, mà tùy thuộc vào loại nguyên liệu gỗ sử dụng để sản xuất ván gỗ plywood mà tỷ trọng ván plywood sẽ có sự chênh lệch nhất định. Vốn các loại nguyên liệu gỗ cứng, gỗ mềm và gỗ tái chế đều có những tỷ trọng khác biệt.  Ví dụ, gỗ cứng thường có tỷ trọng cao hơn gỗ mềm, do đó ván plywood sản xuất từ gỗ cứng thường có tỷ trọng cao hơn ván plywood sản xuất từ gỗ mềm.

Tỷ trọng trung bình của ván dán plywood là 600 – 700 kg/m3. Tỷ trọng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm như nguyên liệu gỗ, độ dày ván và phương pháp sản xuất.

Độ dày cũng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ trọng của ván plywood. Ván dày thường có tỷ trọng cao hơn ván mỏng. Điều này có thể dễ hiểu, bởi ván dày thường sẽ có mật độ gỗ ép nhỉnh hơn so với những loại ván mỏng.

Bên cạnh đó, phương pháp sản xuất cũng ảnh hưởng đến tỷ trọng của ván. Ván plywood sản xuất theo phương pháp ép nhiệt thường có tỷ trọng cao hơn ván plywood sản xuất theo phương pháp ép nguội.

Ngoài ra, tỷ trọng của ván plywood còn chịu ảnh hưởng độ ẩm nữa. Ván plywood khô sẽ có tỷ trọng cao hơn Ván plywood ướt. Điều này là do tỷ trọng của Ván plywood được tính bằng khối lượng của ván trên đơn vị thể tích. Khi Ván plywood bị ướt, các thớ gỗ sẽ nở ra, khiến khối lượng của ván tăng lên.

Điều này là do nước sẽ xâm nhập vào các thớ gỗ, khiến các thớ gỗ nở ra. Khi vVán plywood khô đi, các thớ gỗ sẽ co lại, nhưng khối lượng của ván plywood vẫn sẽ cao hơn so với ban đầu. Nguyên nhân là do các thớ gỗ không thể co lại hoàn toàn về kích thước ban đầu.

Vì vậy, ván plywood khô có tỷ trọng cao hơn ván plywood ướt là do khi ván plywood bị ướt, các thớ gỗ sẽ nở ra, khiến khối lượng của ván plywood tăng lên. Khi ván plywood khô đi, các thớ gỗ sẽ co lại, nhưng khối lượng của ván plywood vẫn sẽ cao hơn so với ban đầu.

Tỷ trọng của ván plywood là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn ván plywood cho các ứng dụng khác nhau. ván plywood có tỷ trọng cao thường có độ bền cơ học tốt hơn ván plywood có tỷ trọng thấp. Do đó, ván plywood có tỷ trọng cao thường được sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao, chẳng hạn như đóng tàu, xây dựng, và sản xuất đồ nội thất.

3.2 - Khổ ván plywood

Khổ gỗ dán thông dụng: 1220 x 2440 mm; 1160 x 2440 mm; 1000 x 2000 mm.

Độ dày ván dán thông dụng: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25 (mm).

3.3 - Số lớp ván plywood

Các lớp của một tấm ván dán luôn luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9…) để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp phía ngoài lớp lõi. Từ đó, các lớp gỗ này kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

Kết quả là các lớp mỏng ở hai phía lớp lõi bị lớp lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở. Chính vì cách sắp xếp các lớp gỗ như vậy mà ván dán không bị cong vênh và co ngót trong điều kiện thông thường.

4 - Quy trính sản xuất gỗ Plywood 

Có hai công đoạn chính là tạo veneer và ép nhiệt.

  • Cây gỗ tự nhiên sẽ được “gọt” lát thành những lớp gỗ mỏng như tờ giấy, gọi là veneer;
  • Veneer sẽ được sấy khô và phân loại, trước khi dán keo;
  • Chúng sẽ được xếp chồng lên nhau đạt độ dày yêu cầu, sau đó sẽ được ép nhiệt bằng máy.

Video quy trình sản xuất gỗ Plywood

II - Lịch sử hình thành và phát triển của ván gỗ Plywood

Theo dòng lịch sử, ván gỗ plywood có "tuổi đời hình thành" từ rất lâu đời. Nếu lần theo những dấu vết để lại trong các Pharaon tại Ai Cập vào khoảng 3500 năm trước, được khai quật bởi các nhà khảo cổ học, những tấm ván gỗ dán đầu tiên được xem là xuất phát từ đây.

Khoảng một ngàn năm trước, người Trung Hoa cũngđã biết bào mỏng gỗ và dán chúng lại với nhau để ứng dụng trong nội thất. Tuy nhiên, ván gỗ plywood chỉ được công nhận có lịch sử hơn trăm năm nay mà thôi. Tại một cuộc triển lãm "vật liệu của thế giới hiện đại" tại bảo tàng Victoria và Albert (London), cũng đã tái hiện lại toàn bộ quá trình phát triển của ván gỗ plywood.

Vào năm 1797, Samuel Bentham – một kỹ sư máy và kỹ sư đóng tàu nổi tiếng người Anh đã đăng ký bản quyền sáng chế đối với một số loại máy lạng mỏng gỗ. Trong đăng ký sáng chế của mình, ông đã mô tả một khái niệm về việc dán các lớp gỗ lạng mỏng lại với nhau để tạo thành một tấm gỗ dày hơn – Và đây chính thức được coi là sự mô tả đầu tiên về khái niệm ván gỗ plywood mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Khoảng 50 năm sau, Immanuel Nobel – cha đẻ của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel đã nhận ra rằng, khi liên kết các lớp gỗ tự nhiên mỏng lại với nhau, sẽ tạo thành một tấm vật liệu với độ bền đáng kinh ngạc.

Khả năng chịu tải trọng của ván gỗ plywood khiến cho các nhà khoa học phải thốt lên "không thể tin được"

Năm 1905, tấm ván dán đầu tiên được triển lãm tại Hội chợ Lewis & Clark ở Phần Lan.

Vào năm 1928, các tấm ván dán plywood với kích thước tiêu chuẩn 4 feet x 8 feet (1,2m x 2,4m) lần đầu tiên được giới thiệu tại Mỹ là một loại vật liệu xây dựng. Đánh dấu cột mộc quan trọng, đưa ván gỗ plywood trở thành một sản phẩm được thương mại hóa.

Thân máy bay của Havilland Mosquito (DH-98) được gia cố bằng ván gỗ plywood

Dựa trên đặc tính có độ bền đáng kinh ngạc và đáng tin cậy, ván gỗ plywood thường được xem là "cách mạng" trong ngành vật liệu nội thất, cũng như lưng lĩnh vực trọng yếu khác như kiến trúc và xây dựng. Cho đến hôm nay, nhóm vật liệu plywood vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc độc đáo với quy mô rất lớn.

Nhiều nhà thiết kế thành danh đã từng sử dụng plywood trong các sản phẩm thiết kế nội thất nổi tiếng của họ, trong đó phải kể đến cố kiến trúc sư người Phần Lan Alvar Aalto đã lựa chọn plywood  trong thiết kế nội thất từ những năm 1930, mở đường cho plywood, một loại vật liệu mới với cấu trúc hợp lý và chắc chắn, thâm nhập vào lĩnh vực nội thất gia đình.

Hay Stefan Diez, nhà thiết kế nội thất hiện đại người Đức, cũng đã khai thác tính linh hoạt tạo hình của plywood trong các thiết kế sản phẩm và triển lãm đặc biệt của ông…

Ghế thư giãn với kiểu dáng vô cùng ấn tượng được làm bằng gỗ plywood

III - Vì sao plywood được giới thiết kế thế giới ưa chuộng?

Plywood là một loại vật liệu đáng tin cậy với nhiều đặc tính vượt trội cùng khả năng năng chịu lực rất tốt của nó. Nhờ cấu tạo xếp lớp chồng lên nhau giúp cho ván plywood luôn duy trì tính ổn định, hạn chế sự trương trở, cong vênh hay bị nứt bề mặt so với các loại gỗ tự nhiên khác. Bên cạnh đó, ván plywood còn được đánh giá cao bởi khả năng bám đinh, bám vít rất tốt, giúp cho quán trình lắp đặt và sử dụng đơn giản hơn.

Do việc sản xuất ván gỗ plywood được lấy từ nguồn nguyên liệu gỗ tái tạo (gỗ lấy từ cây trồng hằng năm) giúp cho việc sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả hơn, tối ưu hóa chi phí và đồng thời giảm tác động tiêu cực lên môi trường sống. 

Cấu tạo của ván gỗ plywood giúp nó dễ dàng ứng dụng trong đời sống. Ván plywood được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm kiến trúc nội thất và ngoại thất. Với khả năng chịu lực tốt, nó thường được sử dụng cho vách ngăn, sàn nhà và cũng phù hợp cho việc chế tạo bàn, kệ tủ và các món đồ trang trí khác.

Không những thế, plywood còn mang đến tính thẩm mỹ và cảm giác gỗ "thực tế" tốt hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác, góp phần tạo nên tính mộc mạc, cùng với vẻ hiện đại cho các không gian nội thất.

IV - Ưu nhược điểm của Plywood

Gỗ Plywood có tốt không? Ưu nhược điểm của nó là gì? Dù là bất cứ loại vật liệu gì thì nó cũng sẽ có những mặt này nhất là trong bối cảnh mà gỗ tự nhiên đang kiệt quệ thì việc tìm hiểu chuyển sang các loại gỗ công nghiệp chất lượng tốt đang là lựa chọn tối ưu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé 

Ưu điểm 

  • Khả năng chịu lực tốt , ít bị biến dạng , cong vênh mối mọt, Khả năng kháng ẩm tốt , sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.
  • Khả năng bám dính , bám vít tốt tốt.
  •  Giảm thời gian xử lý nguội , như trà nhám và sơn phủ PU vì đã được trà nhám mịn bề mặt.
  •  Giá cả : cạnh tranh so với các sản phẩm như :gỗ ghép hay MDF.

Nhược điểm 

  • Nếu không được xử lý tẩm sấy đạt các tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng , dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
  • Khả năng : kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.
  • Màu sắc tự nhiên : không đồng đều như ván công nghiệm MDF hay MFC.

V - Ứng dụng ván gỗ plywood

1 - Kiến trúc

2 - Xây dựng

3 - Làm đồ nội  thất

3.1 - Bàn làm việc gỗ Plywood 

Gỗ Plywood cứng hơn rất nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác, thậm chí là cứng hơn một số loại gỗ tự nhiên do cơ cấp ghép nhiều lớp cùng với công nghệ keo và ép thủy lực nên rất chắc chắn, làm mặt bàn là một lựa chọn tối ưu, nhất là khi kết hợp với bề mặt phủ Melamin hoặc phủ Veneer hay cao cấp hơn là phủ Laminate rất đẹp. Bên cạnh đó bàn làm việc gỗ plywood  có độ bền chắc rất lớn.

3.2 - Ghế ngồi plywood

3.3 - Tủ kệ gỗ Plywood 

Bất cứ sản phẩm gì mà gỗ công nghiệp làm được thì Plywood cũng làm được, thậm chí là hơn gỗ công nghiệp ở mảng uốn cong, nhờ là cấu trúc từng lớp nên Plywood khi ép có thể tạo hình uốn cong được nên tạo hình trong thiết kế tủ kệ gỗ Plywood cũng rất đa dạng.

3.4 - Giường ngủ gỗ Plywood 

Không chỉ làm dát giường như trước đây ma còn làm toàn bộ giường rất đẹp, với cơ cấu ghép và độ cứng sẵn có nên việc kết hợp với máy móc CNC để tạo ra những chiếc giường ngủ lắp ráp là điều không hề khó. 

3.5 - Kệ sách gỗ Plywood 

Các mẫu kệ sách hoàn toàn gỗ Plywood hoặc gỗ Plywood kết hợp với sắt đều rất đẹp mắt và bền bỉ 

3.6 - Nội thất văn phòng Plywood 

Là từng tấm ván gỗ ép lại nên bản thân vẫn là gỗ tự nhiên, với những văn phòng thiết kế không gian xanh thì bên cạnh các loại gỗ ghép thì Plywood là sự lựa chọn tối ưu hơn bởi độ bền, thẩm mỹ và độ cứng hơn các loại gỗ ghép ( gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tràm ghép ... ). Bàn làm việc mặt bàn gỗ Plywood rất chắc chắn. 

4 - Sàn nhà

5 - Đồ tiêu dùng khác

KẾT LUẬN 

Plywood thường được làm từ ván lạng của các loại gỗ thường như gỗ tràm, cao su... và các loại gỗ tạp khác nhau thế nên thân thiện hơn, không quá trong việc bảo vệ môi trường. Các loại cây có tốc độ tăng trưởng nhanh, chỉ sử dụng sau khi đã khai thác các giá trị khác nên giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.

Vì vậy Plywood đang được quan tâm sử dụng trong nhiều thiết kế nội thất, với quy cách tấm tương tự như gỗ công nghiệp khác ( MFC, MDF... ) thế nên Flywood có thể làm được mọi đồ nội thất và là vật liệu nội thất được ưa chuộng. Hãy cân nhắc và lựa chọn vật liệu Plywood nhé. 

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Gửi