Hướng dẫn sử dụng ghế công thái học lâu bền tránh hư hỏng

30/12/2023
bởi HomeOffice Team
Hướng dẫn sử dụng ghế công thái học lâu bền tránh hư hỏng

Ghế công thái học thường là dòng ghế cao cấp nhất trong số các loại ghế làm việc, bởi nó hướng tới đối tượng ngồi làm việc xuyên suốt, nên mật đồ ngồi làm việc sẽ rất lớn, chất liệu sử dụng cần phải đáp ứng cường độ ngồi thường xuyên như vậy. Nhưng vẫn không hiểu sao khi sử dụng, bạn lại cảm nhận nó lại xuống cấp một cách nhanh chóng chỉ sau vài tháng?

Hãy tưởng tượng chiếc ghế công thái học cũng giống như một "con ngựa chiến" dũng mãnh, luôn sẵn sàng cùng bạn chống lại những cơn mệt mỏi và đau lưng. Để có được sức mạnh ấy thì chú "ngựa chiến" của chúng ta phải làm việc liên tục, phải thồ bạn trên lưng trong xuyên suốt "cuộc chiến" lâu dài.  Do đó, nếu bạn chỉ biết khai thác nó mà quên đi việc bảo dưỡng, thì chắc chắn rồi, một ngày nào đó, "ngựa chiến" của bạn sẽ đổ gục.

Thông thường, ghế công thái học được thiết kế để đáp ứng chất lượng sử dụng cho thời hạn bảo hành từ 3 - 5 năm và có thể sử dụng từ 7 - 10 năm, thậm chí lâu hơn nữa nếu bạn biết cách bảo quản tốt. Với hướng dẫn cách sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng trong bài viết này, ghế công thái học của bạn có thể là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong nhiều năm tới đấy.

1 - Ngồi đúng tư thế chuẩn

Khi ngồi sai tư thế, đặc biệt là ngồi nghiêng hoặc vặn người, trọng lượng cơ thể sẽ không được phân bố đều trên ghế. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn lên một số bộ phận của ghế, chẳng hạn như mâm ghế và trục piston. Áp lực này có thể dẫn đến các hư hỏng như:

  • Mâm ghế bị cong, vặn, dẫn đến ghế không thể di chuyển trơn tru hoặc lệch khỏi trục.
  • Trục piston bị cong, vỡ, dẫn đến ghế không thể nâng hạ được hoặc bị tụt xuống bất ngờ.

Ngồi đúng tư thế chuẩn với phần cơ thể đặt đúng trọng tâm của ghế sẽ giúp phân bố trọng lượng cơ thể đều trên ghế, giảm thiểu áp lực lên các bộ phận của ghế. Điều này giúp ghế bền lâu hơn.

ngồi dúng tư thế giúp ghế công thái học bền hơn

Việc ngồi đúng tư thế cũng giúp giảm thiểu nguy cơ đau nhức cơ thể, tăng cường lưu thông máu và cải thiện tinh thần. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngồi đúng tư thế:

  • Ngồi thẳng lưng, không gù lưng hoặc vẹo lưng.
  • Đặt hai chân phẳng trên sàn, đầu gối cong 90 độ.
  • Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho đùi song song với mặt đất.
  • Điều chỉnh tựa lưng sao cho ôm sát phần lưng dưới của bạn.
  • Ngả lưng nhẹ (khoảng 10-15 độ) để giảm căng thẳng cho lưng.
  • Điều chỉnh tay vịn sao cho cánh tay thoải mái, khuỷu tay cong 90 độ khi gõ phím.
  • Dùng tựa chân (nếu có) để nâng đỡ cẳng chân, giảm áp lực lên phần dưới cơ thể.

Bạn nên đứng dậy và di chuyển sau mỗi 30-60 phút ngồi để thư giãn cơ thể và tránh đau nhức.

2 - Đặt cách xa nguồn nhiệt

Nguồn nhiệt có thể khiến ghế công thái học bị biến dạng, nứt vỡ và giảm tuổi thọ. Đặc biệt, đối với các loại ghế có khung làm từ chất liệu dễ cháy như gỗ, nhựa, cao su,... Khi bạn đặt gần nguồn nhiệt hoặc nơi có ánh sáng gắt có thể sẽ khiến cho ghế bị co rút, cong vênh, gây khó chịu cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới nguồn ánh sáng ngoài trời, bởi nó có thể gây hại cho các chi tiết kim loại, nhựa của ghế, khiến ghế bị giòn, dễ gãy. Khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng ngoài trời trực tiếp và lâu dài, khiến cho các chi tiết ghế bị phai màu, bạc màu, giảm tính thẩm mỹ.

3 - Tránh tải trọng quá nặng

Ghế công thái học thường chỉ được thiết kế để chịu được trọng lượng của người lớn bình thường, với tải trọng trung bình từ 60 - 100kg. Nếu tải trọng quá nặng, vượt ngưỡng cho phép, ngoài con số trên, các bộ phận của ghế như mâm ghế, trục piston, tay vịn,... có thể bị hỏng hóc, dẫn đến ghế bị nghiêng, đổ, hoặc các bộ phận bị lỏng lẻo, gây nguy hiểm cho người dùng.

4 - Tuyệt đối không nhún nhảy hay đứng lên ghế

Thiết kế của ghế công thái học là dành cho người dụng sử dụng cho tư thế ngồi tĩnh, nên nó sẽ không thể chịu được áp lực đột ngột khi bạn đứng lên và nhún nhảy trên đó. Khi bạn đứng lên hoặc nhảy trên ghế công nghệ, nó có thể gây ra hao mòn và làm hỏng các bộ phận của ghế, bao gồm cơ cấu điều chỉnh và vật liệu. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ của ghế và ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng của nó.

5 - Bảo quản và vệ sinh đúng cách

Bảo quản và vệ sinh đúng cách là yếu tố quan trọng để giữ cho ghế công thái học của bạn lâu bền và không hỏng hóc. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện việc lau chùi ghế đều đặn bằằng khăn ẩm và chất tẩy rửa phù hợp. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc các chất chứa chất tẩy trắng có thể gây mất màu hoặc làm hỏng bề mặt ghế. Ngoài ra, hãy tránh để ghế tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc các chất lỏng khác, vì chúng có thể thấm vào vật liệu và gây hỏng hóc.

6 - Luôn kiểm tra định kỳ

Để đảm bảo rằng ghế công thái học của bạn luôn trong tình trạng hoạt động tốt, hãy thực hiện kiểm tra định kỳ. Kiểm tra các bộ phận chính của ghế như bánh xe, cần hơi, chân ghế và tựa lưng để xem chúng có bị lỏng hoặc hỏng không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức để tránh tình trạng hư hỏng nghiêm trọng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Chẳng hạn như, bạn sẽ cần kiểm tra xem bánh xe có bị lỏng lẻo, hư hỏng hay không. Nếu bánh xe bị lỏng lẻo, bạn có thể dùng cờ lê để siết chặt các ốc vít. Nếu bánh xe bị hư hỏng, bạn cần thay thế bánh xe mới.

Kế đến là kiểm tra ben hơi của ghế. Đây là bộ phận giúp điều chỉnh độ cao của ghế. Bạn hãy kiểm tra xem cần hơi có hoạt động trơn tru hay không. Nếu cần hơi bị cứng hoặc không hoạt động, bạn cần liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ sửa chữa.

Kết luận

Việc sử dụng ghế công thái học đúng cách sẽ giúp bạn tận hưởng tối đa lợi ích của ghế, đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái khi làm việc. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để sử dụng ghế công thái học hiệu quả nhé.

Bình luận

Chưa có bình luận nào.

Gửi