Máy cưa lọng cầm tay là một thiết bị không thể thiếu trong các xưởng mộc, chế biến gỗ hay những bạn tự DIY tại nhà. Bạn có thể sử dụng nó để tạo nên những đường cắt chuẩn xác, đẹp mắt và nhanh chóng. Với tính tiện lợi và linh hoạt của nó chắc chắn bạn cũng đang tìm cho mình ngay một chiếc máy. Nhưng lại không chưa có kinh nghiệm nên mua máy cưa lọng loại nào tốt? Hãy đọc bài viết này!
Máy cưa lọng là một thiêt bị chạy điện được dùng để cắt các loại vật liệu thành các hình dáng khác nhau như cưa xẻ, gỗ dán, tấm thép... Chỉ cần thay đổi lưỡi cưa cho phù hợp, chiếc máy có thể giúp bạn thực hiện mọi đường cắt từ đơn giản cho đến phức tạp, từ những đường thẳng cho đến uốn lượn, những công việc mà những loại cưa thường không làm việc.
Nhờ đó mà bạn có thể thỏa sức tạo hình dáng cho sản phẩm theo ý muốn mình. Một công cụ chạy điện mạnh mẽ, linh hoạt và cực kì hữu dụng không thể thiếu trong bất kì phân xưởng mộc nào.
Trên thị thường hiện nay xuất hiện không ít loại máy cưa lọng, từ thương hiệu cho tới kiểu dáng. Mỗi loại máy đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mà khi bạn sử dụng qua rồi thì mới cảm nhận được nó có chất lượng hay không. Để mà tìm được đúng loại máy mình cần, phù hợp với túi tiền, nhu cầu thì quả là một hành trình tìm hiểu lâu dài.
Bên cạnh đó, mỗi loại máy còn được nhà sản xuất thiết kế riêng một chức năng hỗ trợ khác biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại máy được nhiều người làm nghề hay truyền tai nhau. Từ đó, giúp bạn có được quyết định lựa chọn đúng đắn và ưng ý nhất.
>>>>Xem thêm:
NỘI DUNG CHÍNH
1. Máy cưa lọng cầm tay là gì?
1.1. Cấu tạo máy cưa lọng cầm tay
1.2. Nguyên lý hoạt động
1.3. Một số tính năng trên máy cưa lọng cầm tay
2. Top 5 máy cưa lọng đáng mua nhất
2.1. Máy cưa lọng Bosch GST 80 PBE
2.2. Máy cưa lọng Total TS205656
2.3. Máy cưa lọng Makita 4327
2.4. Máy cưa lọng Maxpro MPJS800VLQ
2.5. Máy cưa lọng Dewalt DW349R
3. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy cưa lọng cầm tay
Máy cưa lọng vận hành theo cách thẳng đứng. Là một thiết bị chạy điện, được thiết kế nhỏ gọn, có phần tay cầm linh hoạt giúp người thợ mộc ít phải tốn sức hơn cho những công việc như cắt mẫu vật liệu phức tạp. Máy cưa lọng cầm tay thường xuất hiện trong các xưởng làm mộc hoặc tại nhà đối với người làm DIY.
Máy cưa lọng cần tay được xem là một thiết bị hỗ trợ mạnh mẽ, tiết kiệm và đa năng. Thao tác với cưa lọng bao giờ cũng nhanh và dễ dàng hơn so với các loại máy cưa khác. Ngoài ra, nó còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả vật liệu nữa. Các đường cắt được tạo bởi cưa lọng có phôi vụn nhỏ, mịn màng và tạo ra ít vụn gỗ hơn. Tóm lại máy cưa lọng là một không thể thiếu đối với người thợ làm mộc.
Máy cưa lọng cầm tay nhìn chung có cấu tạo khá đơn giản, được chia làm hai phần là thân máy và động cơ. Về phần thân máy có hai loại hình dáng cơ bản, dựa trên kiểu tay cầm của máy, đó là tay thân tròn (Barrel Grip) và tay chữ D (D-handle). Tay thân tròn hay được người thợ mộc gọi với cái tên thân thuộc là tay đầu bò.
Đối với loại tay đầu bò, nhà sản xuất đã cố tình loại bỏ kiểu tay nắm chữ D truyền thống, nhằm tạo cho người dùng cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng hơn trên mỗi đường cắt. Khá dễ dàng giải thích cho việc này, tay đầu bò sẽ cho điểm tiếp xúc gần với chỗ phôi cưa hơn so với tay chữ D. Trọng tâm của máy tập trung tại điểm cưa tạo cho người thợ tư thế vững chắc khi vận hành.
Động cơ của máy cưa lọng cũng là động cơ cảm ứng điện từ. Nhờ nguồn điện truyền lực dán tiếp tới bộ phận trung gian và từ đó tạo nên động lực cho máy cưa hoạt động.
Khi khởi động, máy sẽ được truyền một nguồn điện tới bộ phận cảm ứng điện từ, làm cho động cơ chuyển động. Động cơ sẽ làm quay trục truyền động trung gian. Trục quay chuyển động sẽ truyền lực tới trục lưỡi cưa. Khi này, lưỡi cưa sẽ chuyển động theo trục đứng và tiến hành quá trình cưa. Người thợ sẽ cầm vào thân máy rồi di chuyển tịnh tiến theo hướng muốn cắt, tạo thành đường cắt như mong muốn.
Để dễ hình dung thì, kết cấu của máy cưa lọng cầm tay gồm một bộ động cơ điện cùng với kết cấu bánh răng theo kiểu chuyển động tròn. Chuyển động tròn sẽ được chuyển hóa thành chuyển động trục đứng (giống như máy may), lưỡi cưa được gắn trục đứng và chuyển động lên xuống.
Như đã nói, tùy thuộc vào hãng sản xuất và mẫu mã, trên mỗi loại máy cưa lọng sẽ có một tính năng khác nhau. Dưới đây là một số tăng năng thường được trang bị trên những loại máy cưa lọng cầm tay hiện đại.
Giá thị trường: 2,600,000 vnđ
Máy cưa lọng GST 80 PBE là dang máy cầm tay có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ 2,4kg giúp bạn dễ dàng thao tác công việc đơn giản. Máy sử dụng động cơ có công suất mạnh mẽ lên đến 580W, với cơ cấu cắt thông minh là va đập lắc 4 giai đoạn, cho hiệu suất cắt cao, đường cắt chuẩn xác và đẹp.
Máy còn có khả năng cắt mạnh vẽ các vật liệu dày tới 85mm đối với gỗ, 20mm với nhôm và 10mm với thép. Ngoài ra máy còn được trang bị nhiều tính năng hỗ trợ cho thợ mộc rất tốt như: điều chỉnh tốc độ hành tình, đế trong có thể nhìn rõ lưỡi cưa và vạch cắt, quạt thổi bụi vụn gỗ.
Về phần thân máy Bosch GST PBE được làm từ hợp kim thép cao cấp, rất bền, không bị biến dạng khi va đập mạnh. Bên cạnh đó là khả năng chống gỉ sét, an toàn cho người sử dụng lâu dài. Vỏ bên ngoài được làm bằng nhựa tổng hợp cao cấp, không giòn cùng với khả năng cách điện, cách nhiệt tốt.
Thông số kỹ thuật:
Giá thị trường: 580,000 vnđ
Máy cưa lọng Total TS205656 làm việc theo hoạt động con lắc có quy đạo 4 giai đoạn giúp cưa nhanh hơn và hiệu quả tốt hơn. Với khả năng cắt gỗ 65 mm và cắt thép 8 mm, máy cưa lọng Total TS205656 dễ dàng thực hiện các công việc gia công, cưa cắt các vật liệu gỗ, thép.
Tốc độ không tải của TS205656 là 3000 vòng/phút mang lại cho bạn những đường cắt chuẩn xác và mền mại. Máy được trang bị tính năng tùy chỉnh tốc độ, phù hợp với mỗi vật liệu cắt khác nhau. Ngoài ra, máy cưa lọng Total TS205656 còn có khả năng cưa góc xiên từ 0 đến 45 độ trái hoặc phải. Tính năng này giúp bạn có thể thoải mái tạo hình cho sản phẩm của mình.
Thông số kỹ thuật:
Giá thị trường: 1,400,000 vnđ
Máy cưa lọng cầm tay Makita 4327 được trang bị động cơ có công suất cao, lên tới 570W, tốc độ không tải là 3100 vòng/phút giúp bạn thực hiện được những đường cưa một cách trơn tru. Máy có thiết kế gọn gàng, trọng lượng nhẹ, tay cầm vừa vặn, nút bấm giữa 2 ngón tay.
Hơn nữa, tốc độ của máy cưa lộng Makita thay đổi phù hợp với nhiều loại vật liệu và nhiều ứng dụng công việc. Ngoài ra, sản phẩm còn có phụ kiện đi kèm: lưỡi cưa lọng, khóa lục giác. Vì thế, bạn dễ dàng điều khiển cũng như kiểm soát những đường cắt theo ý mình.
Thông số kỹ thuật:
Giá thị trường: 950,000 vnđ
Máy cưa lọng Maxpro MPJS800VLQ là thiết bị chuyên dùng trong nghề mộc, với công suất động cơ cực kì mạnh mẽ lên tới 800W, tốc độ vòng quay 3000 vòng/phút, cho khả năng cắt gỗ cực tốt 80mm, với thép là 10mm, nhựa là 35mm. Máy có thiết kế khá gọn nhẹ.
Mặc dù có công suất khá lớn, nhưng phần thân máy được thiết kế khá gọn, trọng lượng chỉ khoảng 2,2kg, rất dễ thao tác khi làm việc. Máy còn được trang bị thêm khả năng chống rung lắc, đập giúp giảm thiểu cảm giác mệt mỏi trong thời gian dài sử dụng. Phần tay nắm theo kiểu truyền thống chữ D, rất vừa vặn tay, cầm nắm chắc chắn, khả năng chống trượt rất an toàn.
Thông số kỹ thuật:
Giá thị trường: 1,600,000 vnđ
Máy cưa lọng Dewalt DW349R được trang bị công suất khá mạnh mẽ 500W, cho khả năng cắt những vật liệu cứng như gỗ, kim loại hoặc nhựa PVC. Vận tốc không tải của máy là 3000 vòng/phút cho khả năng cắt gỗ rất nhẹ nhàng, chính xác và đẹp mắt.
Bên cạnh đó là khả năng tùy chỉnh tốc độ phù hợp với loại vật liệu mà bạn sẽ cắt. Mãy cũng được trang bị tính năng xoay chỉnh góc độ từ 0 đến 45 độ giúp thuận tiện trong công việc hơn. Rất thường được người thợ làm mộc, điêu khoắc, DIY mộc rất hay sử dụng.
Thông số kỹ thuật:
KẾT LUẬN
Máy cưa lọng cầm tay là một thiêt bị nhỏ gọn rất thuận tiện cho việc cắt, xẻ gỗ nên được ứng dụng rất phổ biển tại các xưởng mộc. Vì vậy, lựa chọn đươc một chiếc máy cưa lọng chất lượng, bền bỉ là điều mà người thợ nào cũng mong muốn. Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm ra được chiếc máy cưa lọng như mong muốn.