Hỗ trợ & tư vấn sản phẩm:
Những công trình mang hơi thở Đông Dương thu hút người ta không rời ánh nhìn bởi vẻ tinh tế và sắc thái dịu dàng của nó. Dẫu những công trình này đã qua thời gian cũng giữ được nét riêng của nó. Không lỗi thời nét đẹp cổ điển mà sang trọng ấy vẫn cứ sừng sững với mưa nắng bao mùa.
Nhiều người thích nét đẹp sang trọng, vẻ đẹp từ tốn của nước Pháp, tư kiến trúc đến phong cách nội thất nước này. Và họ cũng ấn tượng với nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng kiên cường bất khuất của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên phong cách nội thất Đông Dương không phải từ đây mà ra đời, vậy chúng ra đời trong hoàn cảnh nào? Hãy cùng Home Office tìm hiểu nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Phong cách nội thất Đông Dương như thế nào?
2. Đặc điểm phong cách Đông Dương
2.1. Màu sắc
2.2. Vật liệu sử dụng
2.2.1. Chất liệu tre
2.2.2. Chất liệu gỗ
2.2.3. Gạch bông, gạch nung
2.3. Hoa văn họa tiết
3. Phong cách Đông Dương nổi bật với những chi tiết đặc biệt
3.1. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
3.2. Phù điêu tượng tròn Chămpa
3.3. Trang thiết bị
4. Nội thất phong cách Đông Dương
4.1. Phòng khách trong phong cách nội thất Indochine
4.2. Phòng ngủ ấn tượng
Phong cách nội thất Đông Dương hay phong cách Indochine chính là sự nhịp nhàng pha lẫn nhau giữa phong cách nội thất tân cổ điển của Pháp và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Có thể nói đây là sự hòa quyện duy nhất của việc hòa trộn 2 nền văn hóa Đông - Tây với nhau. Nhằm tạo nên 1 phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa.
Phong cách Đông Dương có nguồn gốc từ những công trình của Pháp du nhập vào Việt Nam.Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, do ảnh hưởng của nước Pháp tại Việt Nam giảm sút. Nên để lấy lòng dân và thân thiện với Việt Nam, các kiến trúc sư người Pháp giảng dạy trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm phương án thiết kế nhà ở phong cách Đông Dương, công trình thân thiện với Việt Nam, để lấy lòng dân Việt.
Phong cách nội thất Đông Dương hay sử dụng những gam màu trung tính, vàng kem, vàng nhạt hay trắng nhằm tạo ra một cảm giác tươi mát và phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Chính nhờ sự hài hòa giữa các gam màu trung tính cũng như gam màu tự nhiên của các chất liệu mà phong cách này đem lại nét Á Đông. Bên cạnh đó, một số không gian kiến trúc sẽ sử dụng những sắc màu nhiệt đới ấm, nóng để tạo được cảm giác mạnh như màu vàng cam, màu đỏ, màu tím…
Vì là phong cách nội thất “lai 2 dòng” nên phong cách Đông Dương vẫn tồn tại nét mộc mạc nhưng quý phái của nước Việt Nam đó là chất liệu.
Tre là vật liệu gần gũi với người dân Việt Nam nhất cũng là loại gỗ có tính năng đặc biệt chống được mối mọt, có độ dẻo và độ bền khá cao. Trong phong cách nội thất Đông Dương, tre còn để làm trang thiết bị, tấm vách ngăn, đồ vật trang trí,... vì sự dẻo dai dễ tạo được những khung hình mềm mại và đẹp mắt.
Tiếp đến là gỗ - vật liệu quen thuộc trong các phong cách nội thất. Gỗ luôn mang đến cho người ta cảm giác mềm mại, chắc chắn, sang trọng và ấm áp. Đây cũng chính là nguyên liệu chính trong hầu hết các công trình xây dựng. Với tính chất cứng cáp, gỗ dùng làm hệ khung kết cấu, console của mái, lát sàn, ốp trần, hệ thống cửa, đồ vật trang trí, tượng tròn, phù điêu…
Để tạo nên sự thành công trong phong cách nội thất Đông Dương có lẽ ít ai nghĩ đến gạch bông và gạch nung. Đây là dòng vật liệu tạo điểm nhấn quan trọng cũng như tạo được tính nghệ thuật cao cho công trình. Bằng nét duyên dáng, sự sang trọng và cẻ tinh tế có sẵn của mình, những tấm gạch đã thổi hồn vào nền hay tường nhà bếp.
Họa tiết, hoa văn là cái hồn của yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam và cũng góp phần tạo ra cái nét mới, ấn tượng cho phong cách nội thất Đông Dương. Với ý tưởng tái hiện những họa tiết từ thời Đông Sơn, đường nét kỷ hà hay đơn giản là được cách điệu hoa lá. Những họa tiết ấy tỉ mỉ và chi tiết vô cùng, đường nét sắc sảo, tinh tế. Hầu như đều là những hoa văn hay được ứng dụng cho chi tiết sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, vách ngăn, thiết bị nội thất.
Họa tiết kỷ hà: là dạng hình họa tiết mắc lưới hình kích thước dài ngắn khác nhau. Cạnh thẳng nhưng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác như giống vảy trên của mai con rùa. Những họa tiết mắc lưới không đều. Những họa tiết mắc lưới hình tam giác, hình chữ nhân,...hay được ứng dụng trong những đồ vật trang trí 1 cách khá hài hòa.
Họa tiết hình chữ nhật: là những họa tiết bao gồm chữ Hán: Thọ, Hỷ, Phúc, Lộc chúng đều được cách điệu vô cùng giản đơn, gắn liền với những đường kỷ hà, và đan xen chồng lớp với nhau. Chúng nằm gọn trong 1 ô vuông, hoặc tự do. Một số biểu tượng có ý nghĩa được chọn làm chi tiết nổi bật trong phong cách này và dù đã qua bao đời nhưng mỗi lúc càng có giá trị thời gian hơn.
Họa tiết hoa, lá, quả, dây lá: đặc điểm phong cách Đông Dương còn được nhận biết qua những họa tiết hoa lá, quả, dây lá. Đây là họa tiết biểu trưng cho 4 mùa “Tứ quý” bao gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen.
Họa tiết hình thú: đây là họa tiết được cách điệu từ những con vật theo những quan niệm của người Việt cổ. Chúng sẽ đem lại những điều tốt lành, may mắn. Họa tiết hình thú này sẽ không đứng riêng rẽ mà chúng sẽ được kết hợp thêm những họa tiết hình chữ, kỷ hà, hồi văn. Họa tiết tứ linh: Long, lân, quy, phượng, hay họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử…
Phù điêu là loại một trong những loại hình quan trọng của điêu khắc, đây là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi Đông Dương, nghe tên đã thấy có nét đẹp của phương đông gần gũi với đồng bào nước Việt Nam ta. Bạn có biết có một phong cách nội thất Đông Dương gần gũi mà mộc mạc ở xung quanh bạn không? Chúng là “con lai” của Pháp và Việt Nam đấy, nghe đến đây đã thấy nét ấn tượng trong phong cách nội thất này rồi nhỉ?
Tương tự như phù điêu truyền thống của Việt Nam, các bức phù điêu tượng tròn Chămpa cũng khắc những nét đặc trưng và góp phần làm hoàn thiện nền mỹ thuật Việt Nam. Chủ đề của phù điêu Chăm pa xoay quanh thần voi, sư tử, chim thần Garuda, vũ nữ Apxara, thần Visnu, thần Siva,...
Như đã giới thiệu phong cách Đông Dương mang “2 dòng” giữa Pháp và Việt Nam, do vậy các trang thiết bị trong phong cách này nghiêng về Pháp để có sự cân bằng. Ảnh hưởng từ đời sống, sắc thái, văn hóa của Pháp như bình phong, sập gụ, phản,...
Phong cách nội thất Indochine không phải là sự pha trộn ngẫu nhiên mà là một nét nhấn của nền kiến trúc Việt Nam. Chúng được chỉnh chu từ chiếc đèn chùm cách điệu cho đến bàn trà, ghế sofa trong phòng khách. Ưu tiên chất liệu gỗ làm không gian ấm áp cùng những họa tiết hoa văn đan xen và màu tường vàng ấm làm nền sẽ khiến bạn không rời khỏi không gian này. Các bức phù điêu và tượng tròn góp phần đưa phong cách này vô khuôn nhưng đẹp một cách tinh tế chứ không gò bó.
Phòng ngủ vốn là nơi riêng tư cũng là nơi để nghỉ ngơi do vậy không gian này cần thoải mái. Hãy đặt 1 chiếc kệ sách gần tường, chọn chiếc giường có họa tiết giống phong cách nội thất Đông Dương nhất có thể, đảm bảo có đèn ngủ nhé. Thêm nữa hãy chú ý đến màu drap, chọn màu drap phù hợp với màu tường để không bị tương phản quá mức gây khó chịu.
LỜI KẾT
Phong cách nội thất Đông Dương là một trong những phong cách đậm chất Việt Nam nhưng hiện đại vì có có sự hiện diện của phong cách kiến trúc Pháp. Có thể nói phong cách nội thất này phù hợp với người châu Á và nhất là người Việt Nam. Vẫn là những nét riêng hiện hữu những ngôi nhà, quán cà phê nhưng gợi nhớ về một nét đẹp không lỗi thời.
Kho Trưng Bày: 206/40 Đồng Đen, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
Xưởng sản xuất: 1/25 Đông Hưng Thuận 10B, Đông Hưng Thuận, Quận 12, Tp Hồ Chí Minh
Website: www.homeoffice.com.vn Ι Email: duyvu@homeoffice.com.vn